Nhanh thật đấy. Đúng ngày này năm trước, 27/02/2021, mình chụp mấy tấm hình ông đang đọc và chú thích sách thì năm nay đang nằm giường chăm ông.
Những hình ảnh, dù chụp vào một ngày bất chợt lên thăm ông, nói lên rất nhiều về con người ông – Một người luôn trau dồi, tìm tòi sách vở, và ghi chép.
Ông có nhiều sách hay về lịch sử, văn học, và quân sự. Còn về viết lách, ông ưa thích viết hồi ký, có thể hồi ký thể văn xuôi hoặc thơ ca.
Trong các hòm nhôm của ông có nhiều cuốn notebook hồi ký như vậy. Chúng ghi chép lại cả cuộc đời một người và cách người ấy nhìn đời, cách người ấy tri ân những người yêu quý. Nhiều lần khi lên thăm ông, ông đã bắt tôi phải đọc cho ông nghe những sáng tác của ông, lần này cũng thế. Ông giải thích: “Tại sao ông không tự đọc? Vì mình đọc của mình thì chỉ có khen sáo rỗng. Nhưng nếu ông cho các cháu đọc, các cháu sẽ hiểu về thời kỳ lịch sử đã trải qua, được ông viết lại.”
Ông bảo vào buồng tìm cho ông quyển sách ghi chú. Thế là tôi với chị Dung luống ca luống cuống tìm mấy hòm cho ra để ông xem mà ông mắng hết lượt này đến lượt khác do không đúng yêu cầu. Rồi cũng tìm ra được 2 quyển note A4 bìa da.
—
Tôi đọc cho ông từ đầu.
Ông kể mình đã sinh ra tại quê hương bởi phụ thân, phụ mẫu ra sao, rồi những biến chuyển của thời cuộc đã đổi tên quê hương ấy như thế nào. Câu chuyện cứ đi dài, đi dài mãi, từ chuyện thuở hồng hoang, đi qua thời chiến, rồi những ngày sau giải phóng. Kể về ông đã ơn đời ra sao vì được sống trên thế giới này, thời đại này.
Và ông nhớ mãi tới từng từ, từng chữ ông viết. Nếu tôi có lỡ đọc sai do chữ của ông không được rõ thì ông sẽ lại mắng và sửa lời ngay.
Ông nhớ từ ngày chắp bút, cho tới những chi tiết nhỏ nhất ông giữ làm kỉ niệm. Tên địa danh nơi chôn rau cắt rốn, và chiếc bia đá ghi dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Đảng, Bác Hồ, và cách mạng” được khắc năm Đinh Dậu 1957 nay vẫn được ông treo trên bàn thờ gần ảnh cụ Hồ.
Tất cả đó đều được tôi kể lại trong gần một giờ đồng hồ đọc cho ông nghe. Thật may vì thời đại công nghệ thông tin phát triển, để ghi lại những khoảnh khắc như này không khó, nên tôi đã lưu lại bản ghi âm vào điện thoại và tải lên trang blog của mình dưới đây, nó sẽ sống mãi!
#Chinhhunky 2022/02/27
>>> Kết nối với mình qua hashtag #Chinhhunky trên các mạng xã hội nhé!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?
Như ở bài viết trước về bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh, mình có nói rằng nó đôi khi được coi là phiên bản giản thể của tỉ lệ vàng. [...]
Th1
Ngẫm
Thế nào là tranh luận “lành mạnh”?
Hôm qua mình có chia sẻ một ảnh có Jeff Bezos, người giàu thứ 2 thế giới, với thông điệp phê phán những người cho rằng những tỷ phú như [...]
Th1
Nhiếp ảnh
Tương phản trong nhiếp ảnh: Không phải cứ cao là đẹp
Mặc kệ bạn có là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ là một người dùng smartphone từng và vẫn đang chụp ảnh, sự tương phản, hay độ tương [...]
Th1
Ngẫm
Tập trung làm việc: Khoa học đằng sau Deep work
Trong cuốn sách “Deep work rules for focused success in a distracted world” – Cal Newport có nhắc đến một nghiên cứu khá hay về “tập trung làm việc” từng [...]
Th2
Nhiếp ảnh
8 cách tạo chiều sâu cho ảnh & Những lưu ý, kinh nghiệm
Một bức ảnh thu hút là một bức ảnh kéo được sự tập trung, chú ý của người xem, đưa cho họ một lý do để ở lại và thuyết [...]
Th1
Nhiếp ảnh Ngẫm
Nhật ký nhiếp ảnh #2: Trò chuyện với người lạ mới quen | 2021/2/1
Hôm nay tôi dừng lại trên còn đường Cao Xuân Huy – Mỹ Đình với ý định chụp vài tấm ảnh, bù vào những lần tiếc nuối vụt qua những [...]
Th2