Vèo cái đã 4 năm rồi. Nhờ Facebook nhắc lại kỷ niệm ngày ấy host buổi Opening của CLB Aloha thì tự nhiên lại có đôi dòng suy nghĩ muốn mang ra để chia sẻ về mẹo phát biểu trước đám đông.
—
Những năm cuối cấp 2 ham mê chơi bời, học dốt nên nó tạo cho tôi thói quen xấu là chẳng bao giờ dám giơ tay lên bảng, ngay cả ở những môn thế mạnh ở trường cấp 3. Do đó, sự tự tin hẳn là một điểm yếu. Mà không tự tin thì sẽ không dám đứng lên để đưa ra tiếng nói của mình. Lúc ấy, tôi không định từ bỏ thói quen khép mình lại vì nó bảo vệ tôi khỏi mọi drama có thể gặp phải trong đời sống.
Thế rồi lên đại học tham gia CLB nói tiếng Anh Aloha được 1 năm với kha khá lần được đứng lên phát biểu và chia sẻ quan điểm, tôi lại được chọn làm host cho CLB một cách thật bất ngờ (chắc có lẽ là thành viên nam duy nhất nên được ưu tiên chăng :))) Đến đây tôi mới lại phát hiện ra nhiều điều hay ho về bản thân mình.
Một đứa lười phát biểu có dám ngờ rằng một ngày được host một CLB hay sau này là phát biểu kêu gọi sinh viên trên một hội trường mấy trăm em sinh viên mới nhập học, rồi phỏng vấn, rồi lại tổ chức một buổi chào mừng thành viên mới hoành tá tràng,… Nhưng mà ngoảnh lại những cái sự kiện như này tôi mới lại càng tin tưởng cái “chủ nghĩa trải nghiệm” mà bản thân tôn sùng bấy lâu.
Nếu có ai hỏi về cảm giác ra sao khi một người ít nói phải đứng trước một đám đông, làm công việc của một người dẫn dắt thì tôi có thể chia sẻ rằng “tự hào”. Tự hào chứ không phải “hồi hộp” hay “áp lực”. Thật lạ, nhưng đó chính là những gì tôi cảm thấy.
Cảm giác tự hào ấy nó đến tự nhiên, rồi cũng từ cảm giác tự hào tự nhiên nó đem đến tự tin, rõng rạc trong lời nói. Cảm giác mà nói với đông người nhưng chỉ như đang làm một công việc mình yêu thích, đem lại kiến thức, góc nhìn của mình chứ không phải đứng đó đối đầu với bao nhiêu là con mắt nhòm ngó xem “liệu thằng này có làm tốt không?” Hình như đó chính là bí quyết để loại bỏ áp lực khi phải phát biểu trước đám đông, tôi đúc kết được như thế.
Hồi trước có xem một cái bài báo viết về diễn viên Eva Greene, là bà diễn viên người Pháp chuyên đóng những vai gái đĩ lẵng lơ. Bài báo viết rằng thực tế Eva Green là một người hướng nội, nhưng đến lúc nhập vai lại quên mất cái con người thường ngày của mình. Cũng lại nhớ lại hồi cấp 2, suốt ngày phải nghe nhạc Châu Kiệt Luân do một người anh họ mở, tôi đâm ra tìm hiểu về ca sĩ nổi tiếng này mới biết, ca sĩ họ Châu từng bị đánh loại trong một cuộc thi chỉ vì xấu trai, mà do sống khép kín, chỉ suốt ngày ở nhà tập đàn nên nói năng lắp ba lắp bắp. Ấy thế mà sau này lại nổi tiếng, diễn show khắp nơi.
>> Bài liên quan:
- 3 điều giúp thay đổi bản thân để tốt hơn: Đặt xuống chiếc mặt nạ
- Thế giới rộng mở hơn khi tâm trí rộng mở
Nhìn vào những ví dụ đó rồi cả chính trải nghiệm của bản thân, tôi thấy rằng, đôi khi sân khấu lại chính là cái nơi để một người tự ti trở nên tỏa sáng và tự tin hơn chứ không phải như mọi người thường nghĩ: “Biểu diễn hay phát biểu trước đám đông thật đáng sợ và áp lực.”
Ngài Oscar Wilde có một câu rất hay “Hãy cho hắn chiếc mặt nạ, hắn sẽ nói hết sự thật”, ý rằng, để một người là chính mình, nói nên suy nghĩ của chính mình thì hãy giấu kín danh tính của anh ta trước mọi người. Khi xuất hiện nơi đông người cho một bài phát biểu cũng vậy, để làm chính mình, tự tin chia sẻ về những gì mình có, mình biết thì hãy quên đi việc mình đang phải đứng trước một đám đông, mà hãy chỉ nên nghĩ là “mình đang đứng đây thể hiện/nói về những gì mình yêu thích.” thì sẽ tự tin hơn rất nhiều về những gì mình đang có.
Hy vọng cái kinh nghiệm con con này về mẹo phát biểu trước đám đông có thể giúp ích cho mọi người!
Và tiện đây xin cảm ơn tất cả những người bạn, anh, chị, em đã cùng mình có những kỷ niệm đẹp tại CLB Aloha. Luôn yêu quý con người và khoảng thời gian ở đây, nhưng cũng luôn thấy tiếc nuối vì bản thân có thể đóng góp nhiều hơn cho CLB. ^^
>>> Hãy kết nối với mình qua các mạng xã hội tại địa chỉ hashtag #chinhhunky nhé! Rất vui được chia sẻ cùng mọi người!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?
Như ở bài viết trước về bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh, mình có nói rằng nó đôi khi được coi là phiên bản giản thể của tỉ lệ vàng. [...]
Th1
Ngẫm
Thế nào là tranh luận “lành mạnh”?
Hôm qua mình có chia sẻ một ảnh có Jeff Bezos, người giàu thứ 2 thế giới, với thông điệp phê phán những người cho rằng những tỷ phú như [...]
Th1
Nhiếp ảnh
Tương phản trong nhiếp ảnh: Không phải cứ cao là đẹp
Mặc kệ bạn có là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ là một người dùng smartphone từng và vẫn đang chụp ảnh, sự tương phản, hay độ tương [...]
Th1
Ngẫm
Tập trung làm việc: Khoa học đằng sau Deep work
Trong cuốn sách “Deep work rules for focused success in a distracted world” – Cal Newport có nhắc đến một nghiên cứu khá hay về “tập trung làm việc” từng [...]
Th2
Nhiếp ảnh
8 cách tạo chiều sâu cho ảnh & Những lưu ý, kinh nghiệm
Một bức ảnh thu hút là một bức ảnh kéo được sự tập trung, chú ý của người xem, đưa cho họ một lý do để ở lại và thuyết [...]
Th1
Nhiếp ảnh Ngẫm
Nhật ký nhiếp ảnh #2: Trò chuyện với người lạ mới quen | 2021/2/1
Hôm nay tôi dừng lại trên còn đường Cao Xuân Huy – Mỹ Đình với ý định chụp vài tấm ảnh, bù vào những lần tiếc nuối vụt qua những [...]
Th2