Tất nhiên việc tự ti về bản thân mình là khó tránh khỏi. Nhất là khi một người tài giỏi, thành công nào đó cứ liên tục được đề cập trong một cuộc nói chuyện vu vơ. Nhưng điều đó có quan trọng đến thế?
Ở một bài viết khác, tôi từng chia sẻ khái niệm Phân định nhiệm vụ (separation of tasks) để giảm u sầu khi cứ phải nghĩ đến việc người khác nghĩ gì về mình. Nhưng Phân định nhiệm vụ không phải một điều dễ dàng. Vậy nay tôi nghĩ về một phương án mới hơn để giảm áp lực đồng lứa (Peer pressure). Đó chính là nhìn vào mục đích đời sống của mỗi người.
Làm một phép so sánh nhỏ. Bác Hồ, một danh nhân thế giới, và Mark Zuckerberg, cha đẻ của mạng xã hội đông đảo người dùng nhất hiện nay. Tất nhiên khi nói về Bác, chẳng ai nói về việc Bác có bao nhiêu tiền, biệt thự hay xe sang vì đó không phải những thứ bác quan tâm. Thứ bác quan tâm là mở lối để dân tộc tìm được hòa bình, tự do. Cả đời Bác cống hiến cho lý tưởng ấy, gian nan nhưng quyết tâm và hạnh phúc vì con đường mình đã chọn. Còn ở Mark Zuckerberg, người ta nói về anh chàng như một trong số những tỷ phú trẻ tuổi nổi tiếng nhất, một người có đam mê theo đuổi công nghệ mới và góp phần phổ biến chúng.
Dĩ nhiên chẳng ai dở hơi lại đi so sánh Bác Hồ với anh chàng Mark xoăn cả, vì 2 lý tưởng là khác nhau. Nhưng ví dụ này thật liên quan tới chúng ta. Hàng ngày, chúng ta bận so sánh bản thân với những người thành đạt khác: “Con nhà A kiếm được bao nhiêu tiền 1 tháng”, “Con nhà B đã xây nhà cho bố mẹ rồi”, “Con nhà C suốt ngày đi công tác nước ngoài, gửi tiền về cho bố mẹ.” Chủ đề tiền bạc hay danh tiếng bị lạm dụng quá nhiều trong các cuộc trò chuyện, trong khi nó chỉ là một “lẽ sống” đại diện cho một nhóm người.
Mục đích cuối cùng của mỗi người là có được hạnh phúc. Vậy hãy tập trung vào việc mình làm sao để có hạnh phúc, thay vì nhìn vào hạnh phúc của người khác mà học đòi.
Tôi có một anh bạn mấy chục năm ở Hà Nội, vừa mới chuyển lên Lào Cai dựng nhà tranh cùng với vợ. Anh liên tục cập nhật quá trình hoàn thành ngôi nhà tranh giữa rừng, những tấm hình vợ chồng hăng say làm việc và những nụ cười hạnh phúc. Tôi cảm phục anh có thể vứt bỏ sự xô bồ nơi thành thị để sống với hạnh phúc mà gia đình đang theo đuổi: Hòa mình với thiên nhiên. Chỉ cần có vậy, cuộc đời thật ý nghĩa.
Vậy nên, tôi không lên án những ai chỉ quan tâm đến tiền bạc, miễn sao tiền bạc đem lại cho họ niềm vui. Nhưng tôi ghét cay ghét đắng những người bất hạnh vì có quá nhiều tiền mà đã đánh mất mình, rồi còn hay khinh thường những người nghèo khó hơn chứ. Với tôi, những người bất hạnh khi được trao thêm quyền lực và tiền bạc lại càng thêm bất hạnh và tiêu cực.
Lần tới, khi bị đem ra so sánh, hay thôi buồn mà nghĩ về “Mục đích đời sống này là gì?”
#Chinhhunky
>>> Kết nối với mình qua hashtag #Chinhhunky trên các mạng xã hội nhé!

Bài viết nổi bậtXem thêm
Nhiếp ảnh
Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?
Như ở bài viết trước về bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh, mình có nói rằng nó đôi khi được coi là phiên bản giản thể của tỉ lệ vàng. [...]
Th1
Ngẫm
Thế nào là tranh luận “lành mạnh”?
Hôm qua mình có chia sẻ một ảnh có Jeff Bezos, người giàu thứ 2 thế giới, với thông điệp phê phán những người cho rằng những tỷ phú như [...]
Th1
Nhiếp ảnh
Tương phản trong nhiếp ảnh: Không phải cứ cao là đẹp
Mặc kệ bạn có là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay chỉ là một người dùng smartphone từng và vẫn đang chụp ảnh, sự tương phản, hay độ tương [...]
Th1
Ngẫm
Tập trung làm việc: Khoa học đằng sau Deep work
Trong cuốn sách “Deep work rules for focused success in a distracted world” – Cal Newport có nhắc đến một nghiên cứu khá hay về “tập trung làm việc” từng [...]
Th2
Nhiếp ảnh
8 cách tạo chiều sâu cho ảnh & Những lưu ý, kinh nghiệm
Một bức ảnh thu hút là một bức ảnh kéo được sự tập trung, chú ý của người xem, đưa cho họ một lý do để ở lại và thuyết [...]
Th1
Nhiếp ảnh Ngẫm
Nhật ký nhiếp ảnh #2: Trò chuyện với người lạ mới quen | 2021/2/1
Hôm nay tôi dừng lại trên còn đường Cao Xuân Huy – Mỹ Đình với ý định chụp vài tấm ảnh, bù vào những lần tiếc nuối vụt qua những [...]
Th2